Tham khảo các cách sử dụng cây cỏ mực an toàn, hiệu quả

Đặc điểm chính của cây cỏ mực

Cây cỏ mực là loại cỏ thẳng, có thể cao lên tới 80cm, thân có lông. Lá cỏ mực thường mọc đối nhau, dài từ 2 – 8cm và rộng từ 5 – 15mm, được phủ lông ở cả hai mặt. Cụm hoa thường có màu trắng, nằm ở đầu lá hoặc đầu cành. Quả cỏ mực thường có hình bế, có 3 cạnh hoặc dẹt, có cánh, kích thước quả cỏ mực thường dao động khoảng 3mm chiều dài và 1,5mm chiều rộng, với đầu cụt.  

Những công dụng phổ biến của cây cỏ mực

Theo y học cổ truyền, cây cỏ mực được cho là có vị ngọt, chua. Mang tác dụng bổ thận âm, hỗ trợ điều trị và làm thuyên giảm các tình trạng liên quan đến can thận âm hư  (có thể gây nên một số biến chứng như: đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau mạn sườn, đau lưng…), kiết lỵ (tiêu chảy ra máu),… 

Công dụng của cây cỏ mực cũng rất phổ biến và nổi tiếng trong việc cầm máu rong kinh, chảy máu vết thương, và bệnh trĩ ra máu. Ngoài ra, loại cây này cũng được sử dụng để điều trị ho hen, ho lao và viêm họng. Bạn có thể dùng từ 6 – 12g hàng ngày dưới dạng sắc uống hoặc hấp chứa thành viên.

Theo y học hiện đại, nghiên cứu của viện dược liệu và bộ môn dược lý trường Đại học Y dược Hà Nội năm 1961 đã chỉ ra rằng, cây cỏ mực có tác dụng cầm máu và độc tính nhất định. Nước sắc từ cỏ mực có thể tăng tỷ lệ prothrombin toàn phần, có thể chống lại tác dụng của dicumarin như vitamin K. 

Cỏ mực cũng có thể tăng trương lực của tử cung cô lập, góp phần hỗ trợ việc chống chảy máu trong trường hợp chảy máu tử cung. Ngoài ra, cây cỏ mực không gây tăng huyết áp cũng như không làm giãn mạch.  

Hoa cúc nhỏ với lá xanh.

Tham khảo các cách sử dụng cây cỏ mực 

Cỏ mực mang nhiều công dụng hữu ích nên vì đó cũng có những phương cách sử dụng cây cỏ mực khác biệt như sau:

Cách sử dụng cỏ mực làm thuốc nhỏ họng

Chuẩn bị một nắm cỏ mực tươi sạch, ngâm qua nước muối, sau đó giã nát và vắt lấy nước cốt. Đưa nước cốt vào lọ nước thuốc nhỏ mắt và sử dụng từ 1-2 giọt trực tiếp vào cổ họng, thực hiện 3-4 lần/ngày.

Cỏ mực sắc lấy nước uống trị viêm họng

Để khai thác công dụng này của cỏ mực, bạn chỉ cần rửa sạch cỏ mực, phơi khô và sắc uống. Uống từ 3-4 ngày trở đi thì bạn sẽ thấy tình trạng bệnh viêm họng được chuyển biến tốt hơn rõ rệt.

Uống nước cốt cỏ mực để trị ho nhanh chóng

Chuẩn bị 300g cỏ mực, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt, pha nước cốt với nước ấm để uống. Nếu khó uống, bạn có thể kết hợp uống cùng nước ép rau củ.

Trị sốt cao bằng cỏ mực

Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: Sài đất, cỏ mực, củ sắn dây mỗi vị 20g, cam thảo đất 16g, cây cối xay 16g, ké đầu ngựa 12g. Bạn có thể sắc lấy nước uống hàng ngày để cải thiện tình trạng sốt cao.

Cách sử dụng cỏ mực để trị chảy máu cam

Nguyên liệu cần có sẽ bao gồm cỏ nhọ nồi 20g, cam thảo đất 16g, hoa hoè sao đen 20g. Với lượng như trên, bạn sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Trị nổi mề đay với hỗn hợp cây cỏ mực 

Các bước sẽ bắt đầu từ khâu chuẩn bị lá xương sông, lá khế, lá dưa chuột, rau diếp cá, lá nhài, lá huyết dụ. Sau đó, bạn rửa sạch tất cả các loại lá như rồi đem giã nát. Cuối cùng, bạn cho nước ấm vào rồi vắt lấy nước ra để uống. Riêng phần bã còn lại, bạn có thể dùng để xoa và đắp vào chỗ sưng/ mề đay ngứa.

Các điểm cần lưu ý khi sử dụng cây cỏ mực

Mặc dù cỏ mực được xem là một loại thảo dược nhẹ nhàng và có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau, nhưng việc sử dụng cỏ mực vẫn đòi hỏi sự cẩn trọng nhất định. Khi áp dụng cách sử dụng cây cỏ mực, bạn cần lưu tâm một vài gợi ý cũng như những tác dụng phụ đi kèm sau:

  • Cỏ mực có thể gây tác dụng phụ như: ngứa ngáy khó chịu và khô bộ phận sinh dục.

  • Sử dụng quá liều có thể dẫn đến kích ứng dạ dày và nôn mửa.

  • Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng cỏ mực vì có nguy cơ gây sảy thai.

  • Không nên sử dụng cỏ mực cho người bị tỳ vị hư hàn, đầy bụng, tiêu chảy, viêm đại tràng mãn tính.

Chỉ nên sử dụng cỏ mực trong các trường hợp bệnh nhẹ, nếu tình trạng bệnh nặng mức độ tăng dần đều, bạn cần phải đến cơ sở y tế để được thăm khám. Việc kết hợp nhiều loại dược liệu bắt buộc phải có sự đồng ý của bác sĩ để tránh gây tác động phụ không mong muốn và những tình trạng dị ứng do tương tác giữa các loại thuốc với nhau.  

Trẻ em khi có nhu cầu sử dụng cỏ mực cần đặc biệt lưu ý, tốt nhất thì bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn cũng biết phần nào về cách sử dụng cây cỏ mực sao cho an toàn và hiệu quả. Việc nắm vững những lưu ý quan trọng và thực hiện đúng cách sẽ giúp tối ưu hóa công dụng của loại thảo dược này và đồng thời tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, việc tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế luôn là điều quan trọng. Hy vọng rằng thông tin từ bài viết này sẽ giúp bạn sử dụng cây cỏ mực một cách thông minh và hiệu quả nhất.  

>>> Xem thêm:

  • 20 cây thảo dược đuổi côn trùng cho gia đình

  • Ý tưởng trồng vườn cây thảo mộc tại nhà đơn giản

  • Tất tần tật về cây hương thảo: Đặc điểm, ý nghĩa và công dụng

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo

Vệ Sinh Công Nghiệp Nam Hưng là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ vệ sinh công nghiệp hàng đầu, mang đến giải pháp toàn diện cho mọi nhu cầu làm sạch của khách hàng. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tận tâm và được đào tạo bài bản, chúng tôi cam kết mang lại không gian sạch sẽ, thoáng mát và an toàn cho gia đình, doanh nghiệp, và các tổ chức.

Nam Hưng sử dụng các thiết bị hiện đại cùng các sản phẩm vệ sinh công nghiệp chất lượng cao, thân thiện với môi trường, đảm bảo hiệu quả làm sạch tối ưu và bảo vệ sức khỏe người sử dụng. Các dịch vụ của chúng tôi bao gồm vệ sinh nhà ở, văn phòng, nhà xưởng, trường học, bệnh viện, và nhiều loại hình cơ sở khác.

Comments are closed.